Kính phản quang là gì ?

Kính phản quang có đặc tính giảm bức xạ nhiệt, cân bằng ánh sáng, ngăn chặn tia tử ngoại... được ứng dụng nhiều làm mặt dựng tường kính, cửa sổ, vách kính....

Kính phản quang hay còn gọi là kính phản nhiệt, kính chống nắng chắn nhiệt là loại kính phẳng thường được phủ trên bề mặt một loại hóa chất đặc biệt bằng oxit kim loại có tác dụng phản xạ, ngăn chặn và giảm bức xạ nhiệt và độ chói sáng, ngăn chặn tia UV gây hại cho con người nhưng vẫn đảm bảo độ sáng tối đa và độ thấu quang cho căn phòng. 

Kính phản quang đã được kiểm chứng và ghi nhận khả năng giảm tới gần 21% lượng nhiệt của không khí trong các tòa nhà cao tầng. Chính nhờ khả năng giảm thiểu đáng kể sự truyền nhiệt rất tốt nên loại kính này thường được sử dụng làm kính ô tô, cửa sổ, cửa ra vào, vách kính, mái nhà kính, mái hiên, mặt dựng tường kính,…. để giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt của các mảng tường phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. 
Bên cạnh đặc tính giảm bức xạ nhiệt, ánh sáng, kính phản quang vẫn mang đầy đủ các tính chất như của loại kính thường nên ta có thể tôi thành kính cường lực, uốn cong hay cắt, ghép dán thành kính dán an toàn, kính hộp… 

Tuy nhiên những ứng dụng và đặc tính trên là đối với kính phản quang nhiệt phân (kính phản quang phủ cứng). Là phương pháp trong quá trình tôi luyện kính, lớp phủ hợp nhất trong kính ở nhiệt độ 1200oC. Loại kính phản quang này có độ bền cực cao. 

Còn một loại kính phản quang nữa đó là dạng phủ chân không (kính phản quang phủ mềm), là loại kính sau khi đã thành phẩm mới được phủ một lượng nhỏ lớp phản quang lên bề mặt, bằng phương pháp phản ứng dây chuyền trong lò chân không. Loại này có độ bền kém, dễ trầy xước và bong hơn kính phủ cứng. Do đó, kính phản quang phủ chân không không thể gia cường hay uốn cong, cắt gọt rất phức tạp. Vì thế, loại này ít được sử dụng hơn.

Ngoài sự phong phú về chủng loại trên, còn một ưu điểm không thể không nhắc đến của của kính phản quang so với các loại kính thông thường khác đó chính là sự đa dạng về màu sắc như xanh nước biển, xanh lá, xám, tím than, màu nâu, … nên đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng khó tính về yêu cầu mỹ thuật công trình, tổng thể khối kiến trúc. 

Một số ứng dụng phổ biến của kính phản quang
Mặt dựng tường kính cho các tòa nhà chọc trời.
 
 
Ngăn chặn bức xạ nhiệt nhưng vẫn đảm bảo đủ độ sáng và thấu quang cho không gian bên trong
Để đối phó với cái nắng gay gắt đổ lửa của hè này thì lắp cửa kính, cửa nhựa lõi thép hay cửa nhôm sử dụng kính phản quang là xu hướng cửa cực kỳ thịnh được nhiều khách hàng quan tâm.
Bài viết liên quan: Tư vấn chọn kính cửa nhựa lõi thép phù hợp

Nhận xét